8 sai lầm
khi tự học TOEIC khiến bạn không bao giờ tiến bộ
Hoàn toàn chính xác luôn! Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách
tự hoc TOEIC như thế nào là hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Rất nhiều, rất
nhiều những bạn tự luyện thi TOEIC, kết thúc với 1 số điểm không như ý và 1 tâm lý
chán nản, ghét bỏ tiếng Anh.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải mã hết tất
cả những sai lầm mà đa số những bạn tự luyện thi TOEIC tại nhà mắc phải sau qua hơn
100 cuộc phỏng vấn với những bạn đã và đang ôn thi TOEIC.
Trước khi đọc tiếp, tôi muốn cảnh báo rằng
đọc bài này có thể khiến bạn buồn đấy. Buồn nhiều chứ không phải buồn nhẹ. Bởi
vì tôi nói quá trúng những vấn đề bạn đang mắc phải.
Nhưng sau cái buồn đó có thể bạn sẽ
email cảm ơn tôi rối rít luôn đó. Bởi vì chỉ đọc qua bài này, mà tôi đã tiết kiệm
được cho bạn nhiều tháng trời ôn luyện không hiệu quả, và biết cách nào để tự
luyện thi TOEIC 1 cách đỉnh nhất.
Đừng đọc tiếp! Nếu bạn tự nhận phương
pháp của mình đã ổn rồi, thì không cần phải tìm hiểu thêm những thứ hay ho mà
tôi sắp sửa viết ra đây đâu kèm với 1 đống phương pháp và tài liệu hiệu quả để
tự ôn luyện.
Nói thế thôi, chúng ta bắt đầu thôi nào!
1. Không biết trình độ hiện tại của mình
ở đâu
Trả lời nhiều email, tư vấn cho nhiều bạn
tự học TOEIC. Khi hỏi, “bạn có biết trình độ hiện tại của mình ở mức nào theo
điểm TOEIC không?”, nhiều bạn cứ ú ớ, à ờ trả lời không vào trọng tâm như “Hồi
cấp 3 em có học ở Trường, mà chủ yếu ngữ pháp, lên đại học cũng có học mà không
liên tục, em cũng chẳng biết em ở trình độ nào ..”, “em không biết nữa anh,
trong lớp e kiểm tra tầm 5, 6 điềm”…
Các bạn không biết chính xác trình độ của
mình thì không có lỗi. Tuy nhiên đã là tự học TOEIC thì điều này cực kì quan trọng.
Bạn cần phải biết trình độ hiện tại của mình thì mới có kế hoạch học tập hợp
lý, và chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được mức điểm mục tiêu.
Làm sao để biết trình độ của mình?
Đơn giản lắm, làm 1 bài TOEIC Full Test,
tự chấm điểm theo thang đối chiếu. Bạn sẽ rõ ngay.
2. Đặt mục tiêu không thực tế và
không có hành động rõ ràng
Có lần mình nghe 1 bạn hỏi như thế này
mà muốn bật ngữa “Tháng trước em có thi TOEIC, chỉ được có 500 điểm. Mọi người
tư vấn cho em cách nào nhanh nhất để học trong 3 tuần nữa lên được 800
điểm”
Không ai phản đối chuyện nghĩ lớn, đặt mục
tiêu thử thách, tuy nhiên thế này thì hơi quá là hoang tưởng. Có lẽ bạn này
không phân biệt được đâu là mơ, và đâu là mục tiêu, mục tiêu phải đi kèm 1 kế
hoạch hành động rõ ràng.
Chuyện ôn thi trong 3 tuần mà từ 500đ
lên 800đ cũng giống như đi bộ từ thành phố HCM ra Hà Nội trong 3 ngày. Có lẽ bạn
này chưa biết trung bình để lên được 110 điểm thì cần phải học tiếng Anh xấp xĩ
200h, tùy theo tố chất và nền tảng của từng bạn mà thời gian có thể dài hơn hoặc
ngắn hơn.
Để có thể tăng 1 số điểm đáng kể trong
kì thi, người học phải phát triển trình độ tiếng Anh tổng quát. Không có mẹo,
bí mật hay đường tắt nào ở đây. Chỉ đơn thuần là phải tiếp xúc, học và sử dụng
tiếng Anh hàng ngày.
Để hiệu quả hơn, chỉ có thể là phát triển
trình độ tổng quát tiếng Anh của mình kèm theo cấu trúc bài TOEIC và có 1 kế hoạch
hành động rõ ràng
Lonman TOEIC preparation Course là giáo
trình rất hay mà mình thấy là toàn diện để phát triển trình độ tiếng Anh tổng
quát và phát triển cả kỹ năng và kiến thức để đương đầu với bài TOEIC, bên cạnh
đó, sử dụng giáo trình này bạn còn thể tự phát thảo cho mình 1 kế hoạch học tập
hữu hiệu
3.
Giải đề mà không hệ thống hoá lại kiến thức, phát triển các kỹ năng
Khi tôi hỏi “Bạn tự luyện thi TOEIC bằngcách nào?” thì 9/10 bạn nói là tải đề trên mạng về làm đến khi nào thành thục
thì thôi. Chiến thuật đó chỉ hiệu quả duy nhất khi bạn đã có trình độ tiếng Anh
tổng quát tốt, giải đề để làm quen với các dạng câu hỏi, quản lý thời gian …
Còn đối với những bạn mới khả năng tiếng
Anh còn yếu, hoặc mới biết TOEIC là gì thì lôi đề ra giải chẳng khác nào lấy trứng
đập vô đá, một mình ăn 1 cái pizza.
Ứng với mỗi phần trong bài thi TOEIC, sẽ có 1 lượng kiến thức và
kỹ năng bạn cần phải phát triển, bạn không thể chỉ làm đề mà phát triển được những
kỹ năng đó.
Cách hiệu quả nhất là bạn biết mình cần
phải phát triển những kỹ năng gì và dùng đề thi TOEIC để luyện tập cho những kỹ
năng đó.
Sau mỗi lần làm đề, bạn nên hệ thống hóa
lại những điểm ngữ pháp, những từ vựng, những dạng câu hỏi thường gặp để ôn lại
khi cần thiết.
Bên cạnh Lonman TOEIC preparation Course
thì Tactics for TOEIC là cuốn sách bạn cần phải gối đầu để ôn TOEIC 1 cách hệ
thống và khoa học.
4. Ôn thi TOEIC kiểu đối phó và bỏ
cuộc sớm
Đây là hệ quả của sai lầm phía trên. Khi
“còn yếu mà đã ra gió”, chưa đủ khả năng mà quất liền đi giải đề TOEIC thì nản
ngay, làm sao mà chịu nổi.
Mình từng có kinh nghiệm kèm cho 1 người
bạn mình ôn TOEIC, do không có thời gian mà bạn đó chỉ chọn giải đề. Tuần đầu
trôi qua rất suông sẽ, nhưng càng làm càng không nghe được, càng đọc càng rối,
tới tuần sau thì mất cả động lực, không muốn ôn thi.
Kết quả là không đủ điểm ra Trường. Lần
thứ 2 lại vẫn phương pháp như vậy, học để đối phó và chỉ mong đủ điểm ra Trường.
Và kết quả lần thi đó, chắc các bạn cũng biết được.
Từ đó đến nay, bạn mình ác cảm với tiếng
Anh, và sợ hẵn kì thi TOEIC. Dù bây giờ đã có việc làm ổn định, nhưng vẫn nợ bằng
TOEIC để ra Trường.
Để có thể thành công trong kì thi TOEIC,
cái bạn cần là thay đổi tư duy, xem kỳ thi TOEIC như là 1 bước đệm để mình phát
triển khả năng tiếng Anh sau này, và là chìa khóa để mở ra những cơ hội trong tương
lai. Nếu tư duy như vậy thì bạn mới có thể kiên trì theo đến cùng.
5. Không có sổ học từ vựng
Trong số 100 người mà mình phỏng vấn để
phát triển khóa học online của mình, khóa đầu tiên sẽ khai giảng 27/10 này, thì
80% người đề cập đến khó khăn lớn nhất của họ là thiếu từ vựng nên đọc bài và
nghe không hiểu.
Và đáng ngạc nhiên hơn là trong số 100
người mình phỏng vấn, chỉ có 5 bạn là giữ bên mình 1 cuốn sổ để học từ vựng và
ôn lại sau 1 thời gian nhất định.
Để phát triển từ vựng, cách duy nhất là
bạn phải học từ mới hàng ngày và ôn lại sau 1 thời gian nhất định. Cách thuận
tiện nhất là giữ 1 cuốn sổ nhỏ bên mình, để có thể giở ra bất kì nào bạn rảnh
và ghi lại từ mới nhanh nhất có thể. Không phải lúc nào bên cạnh bạn cũng có
máy tính và có mạng phải không nào.
Cùng với sổ từ vựng, thì trang web Vocabulary và Memrise là 2 trang web cực kì hữu hiệu để học
và ôn từ vựng. Nhưng công nghệ chỉ là phụ, cái chính là quyết tâm của bạn.
Ngoài ra sách 600
essensial words for TOEIC cũng
là tài liệu không thể bỏ qua để phát triển từ vựng TOEIC
6.
Chỉ tập trung ôn ngữ pháp
Không cần phải nói nhiều. Chỉ cần bạn lướt
qua các group Tự luyện TOEIC lớn nhất hiện nay trên Facebook: Toeic Practice
Group, Đồng hành cùng đạt TOEIC 990, TOEIC và những người bạn,… thì sẽ thấy.
Part 5 – Part 6 chiếm hơn 90% tất cả những bài post.
Tất cả mọi người làm khí thế, làm hùng hục,
làm sôi động, và mình biết không ít các bạn chỉ ôn TOEIC bằng cách giải những
câu hỏi đó trên các group.
Tại sao thế? Vì nó dễ xơi nhất. Vì nó là
part mà các bạn quen thuộc nhất trong số, biết làm nhất bởi ảnh hưởng có mười mấy
năm học ngữ pháp ở nhà Trường.
Tuy nhiên bạn à, Part 5 -6 chỉ chiếm có
25% tổng số điểm TOEIC thôi. Dù bạn có xuất sắc đúng hết thì chỉ được có 240 điểm
mà thôi.
Ôn tất cả các phần dành thời gian cho những
phần nào chiếm nhiều tỉ lệ điểm nhất. Tuy khó những nếu bạn chú tâm ôn những phần
đó, kỹ năng tiếng Anh tổng quát của bạn sẽ được tăng cường và những khả năng
làm những part khác cũng được “hưởng xoáy” theo.
Sau đây là cách mình phân bổ thời gian
cho từng phần trong khóa học TOEIC online của mình. Hãy tham khảo để tự lên kế hoạch
học tập cho mình có hiệu quả.
- Part
7: 30% = 14h = 6 buổi
- Part
4: 20% = 10h = 5 buổi
- Part
3: 20% = 10h = 5 buổi
- Part
2: 15% = 8h = 4 buổi
- Part
5-6: 10% = 5h = 3 buổi
- Part
1: 5% = 4h = 2 buổi
7. Không canh đúng thời gian khi luyện đề
“Bài đọc dài quá em đọc không kịp, lụi cả dãy luôn”
“Vô nghe được 1 hồi cái mất tập trung,
nó đọc tới đâu em cũng chả biết”
Phía trên là chia sẻ của 1 số bạn thi
TOEIC về nói lại với mình.
TOEIC là 1 bài thi rất dài, có khối lượng
câu hỏi lên đến 200 câu, thời gian được tính toán rất kỹ để không cho bạn thời
gian mò, đặt lên bạn 1 áp lực rất lớn. Đòi hỏi khả năng tập trung và quản lý thời
gian cực kì tốt mới có thể đương đầu được.
Những kỹ năng đó bạn không thể rèn luyện
được nếu không luyện tập dưới áp lực thời gian của đề thi thật. Nhiều người vừa
làm đề vừa ăn, vừa đọc bài Part 7 vừa lướt facebook.
Đối với phần nghe, nghe được mới có 10’
chán là bắt đầu nghĩ lung tung, đến hồi quay về mặt đất thì đã thấy qua mấy chục
câu. Tham khảo thêm bài Nghe TOEIC max điểm để ôn phần nghe hiệu quả.
Để có thể làm tốt được bài TOEIC, luyện
đề thì bắt buộc phải tuân thủ theo thời gian làm để như thi thật.
Cuối cùng: 8. Không học được gì từ đề và không theo dõi tiến bộ
Mình biết có bạn, rất chăm chỉ giải đề
giải tầm phải gần hết 3 cuốn của bộ ECO LC&RC. Nhưng mức điểm thì gần như
không có tiến bộ gì nhiều.
Tại sao vậy? Giải đề là 1 chuyện, nó
giúp tăng cường kỹ năng làm bài. Nhưng những gì bạn làm tiếp theo sau khi giải
đề mới quyết định số điểm tăng thêm trong kì thi. Người bạn trong câu chuyện
trên làm đề xong, chỉ chấm điểm nhưng không bao giờ xem lại là mình đã sai những
gì, cũng như rút ra được những gì từ đó.
Nếu làm như vậy, thì thật ra kiến thức của
bạn không được nâng cấp nhiều. Cái nâng cấp chính là khả năng nhuần nhuyễn khi
làm đề.
- Bước
1: Chấm điểm và tìm những chỗ sai
- Bước
2: Phân tích những chỗ sai và bổ sung kiến thức cho những phần đó
- Bước
3: Ghi chép lại những từ vựng mới và ôn lại những cấu trúc chưa rành
- Bước
4: Học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định